• Khuyến mãi black friday và 12-12
  • Order hàng quảng châu giá rẻ
  • Order hang taobao, order taobao
  • Vận chuyển hàng hóa 2 chiều Trung Quốc - Việt Nam
  • Mua hàng từ trung quốc taobao, 1688, JD, Tmall

Thâu tóm Lazada, Miniso: Người tiêu dùng lo ngại đại gia Trung Quốc bán hàng giả ở Việt Nam

Lazada được đánh giá là hãng thương mại điện tử lớn nhất Đông Nam Á, Lazada đã có mặt tại 6 thị trường trọng điểm là: Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Indonesia và Việt Nam.

Tại Việt Nam, Lazada là một trong những kênh phân phối bán lẻ điện tử hàng đầu. Lazada rót rất nhiều tiền đầu tư vào công nghệ, phát triển hệ thống khách hàng và phát triển hệ thống kiếm tiền cho khách hàng. Chưa nói tới kết quả kinh doanh, bước đầu, Lazada đã rất thành công về mức độ phủ sóng và thị phần.

Vì vậy, tới đầu năm 2014, thị trường đã chứng kiến một cú sốc lớn khi có thông tin cho rằng Lazada “bán mình” cho ông lớn ngành bán lẻ Alibaba với cái giá 1 tỷ USD. Cụ thể, ngày 12/4, tập đoàn thương mại điện tử Alibaba của Trung Quốc thông báo đã đầu tư 1 tỷ USD vào Lazada Group. Alibaba chi 500 triệu USD vào các cổ phiếu mới phát hành của Lazada, và rót thêm 500 triệu USD để mua lại cổ phần từ các cổ đông lớn của Lazada.

Cũng trong ngày 12/4, tập đoàn siêu thị Tesco công bố tập đoàn đã bán lại 8,6% cổ phần trong Lazada cho Alibaba với giá 129 triệu USD. Công ty đã sáng lập nên Lazada là Rocket Internet đã bán lại 9,1% cổ phần với giá 137 triệu USD. Với cái giá đắt đỏ này, Rocket đã lãi gấp15 lần so với số vốn đầu tư ban đầu vào Lazada.

Không chỉ thâu tóm kênh thương mại điện tử hàng đầu ở Việt Nam, đại gia Trung Quốc còn nhăm nhe lấy lại kênh phân phối bán lẻ trực tiếp đang tăng trưởng rất nhanh. Đó là Miniso Việt Nam.

Tháng 9/2016, Miniso gia nhập thị trường Việt Nam thông qua hình thức nhượng quyền thương hiệu bởi Tập đoàn Lê Bảo Minh. Mục tiêu tại thị phần Việt Nam của doanh nghiệp này là đến năm 2021 sẽ cán mốc 200 cửa hàng, trải rộng khắp cả nước.

thau tom lazada miniso nguoi tieu dung lo ngai dai gia trung quoc ban hang gia o viet nam
Cách đây chưa đầy một tháng, có thông tin cho rằng Miniso Việt Nam chính thức về tay người Trung Quốc.

Hiện tại, Miniso Việt Nam có gần 40 cửa hàng phân bố ở khu vực đông dân cư, gần các công sở, trường học, trung tâm thương mại. Các mặt hàng bán lẻ của Miniso được giới thiệu mang phong cách Nhật Bản. Hệ thống Miniso được đánh giá là tương đối thành công.

Thế nhưng, cách đây chưa đầy một tháng, có thông tin cho rằng Miniso Việt Nam chính thức về tay người Trung Quốc. Miniso Việt Nam hiện được điều hành và quản lý từ đội ngũ nhân sự do Miniso Trung Quốc cử sang để thay thế vị trí người đưa Miniso về Việt Nam 2 năm trước.

Lo ngại trắng trợn bán hàng giả

Trước khi bị Alibaba thâu tóm, Lazada đã nhiều lần gây ồn ào với những nghi vấn bán hàng kém chất lượng. Khi “cuộc hôn nhân” tỷ đô này diễn ra, người tiêu dùng Việt càng có lý do để lo lắng vì nghi án bán hàng giả của Alibaba đã mang tính… toàn cầu.

Đầu năm nay, Văn phòng đại diện thương mại Mỹ đã đưa trang bán hàng trực tuyến Taobao của Alibaba vào danh sách những điểm bán nhiều hàng giả và vi phạm bản quyền. Cơ quan này thừa nhận Alibaba đã rất nỗ lực giảm mạnh số lượng hàng giả được bán trên trang, thế nhưng họ khẳng định những nỗ lực đó hoàn toàn không đủ.

“Thói quen” bán hàng giả đã được khẳng định của Alibaba như một “lời hứa hẹn” về hàng giả cho khách hàng Việt trên Lazada. Hiện tại, không khó để tìm ra các thương hiệu xa xỉ của thế giới nhưng được chào bán trên Lazada với mức giá thấp hơn cả hàng gia công.

Mới đây, báo điện tử Zing đưa tin trên Lazada, Shopee, các thương hiệu giày thể thao nổi tiếng thế giới như: Converse, Adidas, Nike, Fila… với giá bán chỉ từ vài trăm nghìn đồng đến vài triệu đồng. Cá biệt, một số sản phẩm chỉ có giá hơn 100.000 đồng. Trong khi đó, giá bán tại cửa hàng phân phối chính thức của các thương hiệu này tại Việt Nam là từ một đến vài triệu đồng một đôi.

Nước hoa Chanel, giày Nike, Adidas, Fila, Converse… trên Lazada, Shopee, Sendo có giá từ vài chục đến vài trăm ngàn đồng, trong khi hàng chính hãng không dưới tiền triệu.

Theo khảo sát của phóng viên, lời tố của Zing là hoàn toàn đúng sự thật. Bạt ngàn sản phẩm của các thương hiệu đình đám chỉ có giá khoảng 150.000 đồng/món. Đặc biệt, các sản phẩm này được bày bán công khai trên Lazada.

Trước “tấm gương” của Lazada, người tiêu dùng lo ngại Miniso sẽ theo chân “người đồng hương”. Lo ngại này không phải vô cớ mà có vì trước đó, Miniso đã vấp phải dư luận về việc “treo đầu dê bán thịt chó”. Cụ thể, Miniso thường xuyên quảng cáo là thương hiệu đến từ Nhật Bản, được thiết kế từ Nhật Bản. Giới thiệu trên website, Miniso cũng giới thiệu là thương hiệu tiêu dùng bán lẻ, có trụ sở đặt tại Tokyo Nhật Bản.

Tuy nhiên, theo phản ánh của người tiêu dùng, hầu hết sản phẩm tại cửa hàng Miniso đều được sản xuất tại Trung Quốc. Bên cạnh các nhãn ghi chi chít tiếng Anh, tiếng Nhật trên sản phẩm, nếu quan sát kỹ, khách hàng sẽ thấy một tem nhỏ khác có ghi xuất xứ tại Trung Quốc.

Việc mập mờ thông tin về nguồn gốc, xuất xứ khiến người tiêu dùng trong nước nghi ngờ sản phẩm của Miniso thực chất là hàng Trung Quốc mượn danh Nhật Bản.

Tin Khác

Trang 1 / 42
Order đặt hàng taobao Order đặt hàng alibaba Order đặt hàng tmall Order đặt hàng quảng châu Mua hàng trung quốc Nạp tiền alipay www.ordertaobao168.com aliexpress
Go Top