• Khuyến mãi black friday và 12-12
  • Order hàng quảng châu giá rẻ
  • Order hang taobao, order taobao
  • Vận chuyển hàng hóa 2 chiều Trung Quốc - Việt Nam
  • Mua hàng từ trung quốc taobao, 1688, JD, Tmall

Chàng trai xây dựng nên đế chế tỷ đô chỉ trong chưa đầy 2 năm

PDD là một sản phẩm pha trộn giữa Facebook và Groupon được kỳ vọng sẽ tạo ra cách mạng trong ngành thương mại điện tử.

Từ con trai một công nhân nhà máy, chàng doanh nhân này đã xây dựng nên đế chế tỷ đô chỉ trong chưa đầy 2 năm

Colin Huang là một trong số những doanh nhân hiếm hoi của Trung Quốc sống và làm việc tại Thung lũng Silicon khá lâu rồi mới quay về nước lập nghiệp. Là cựu nhân viên Google từng tham gia kiến tạo những thuật toán tìm kiếm đầu tiên cho e-commerce, Huang đang khởi nghiệp với Pinduoduo (PDD), startup thứ tư và cũng được ấp ủ nhiều tham vọng nhất từ trước đến nay của anh.


Colin Huang

Colin Huang

PDD là một sản phẩm pha trộn giữa Facebook và Groupon mà Huang tin là sẽ tạo ra cách mạng trong ngành thương mại điện tử. Theo một số nguồn tin, startup này mới huy động được 100 triệu USD với mức định giá 1,5 tỷ USD chỉ sau chưa đầy 2 năm thành lập.

Ý tưởng bắt đầu PDD rất đơn giản. Thường khách mua hàng online biết rõ họ muốn gì trước khi lên mạng xem. Thường hành vi của họ sẽ là lên Amazon hoặc Alibaba, gõ từ khóa sản phẩm cần mua rồi lựa chọn ra món mình muốn sau một hồi sàng lọc giá cả, review,… Ý tưởng của Huang là cho phép người mua có được trải nghiệm y như khi đi mua sắm cùng bạn bè: Bạn chia sẻ về những sản phẩm đang muốn mua, nhận phản hồi, lời khuyên từ bạn bè, thậm chí là thể ‘tám’ chuyện thoải mái, rồi sau đó nếu rủ nhau cùng mua, cả bạn và bạn bè sẽ được chiết khấu giá hời hơn.

Đây chính là thứ gọi là “thương mại xã hội” (social commerce) – ý tưởng từng được thử nghiệm nhưng không gặt hái được nhiều thành công tại Mỹ. Twitter và Facebook cũng từng đặt nút Mua trên quảng cáo chạy News Feed nhưng đã hủy bỏ vì người dùng không muốn bị mời chào mua hàng khi đang tám chuyện online với bạn bè.

Những công ty như PDD thường bắt đầu với một site mua sắm với các tính năng mạng xã hội. Huang cũng khéo léo đồng bộ ứng dụng của mình vào app nhắn tin phổ biến nhất Trung Quốc – WeChat – để tận dụng mạng xã hội cũng như cổng thanh toán của app này.

Với kinh nghiệm từng phát triển thành công ứng dụng game trước đây, Huang đưa thêm các tính năng người dùng cảm thấy vui nhộn khi sử dụng PDD. Huang chia sẻ: “Nhiều công ty từng thử làm nhưng chưa ai thực sự có khả năng khiến app của mình cuốn hút. Chúng tôi thấy mình có lợi thế cạnh tranh ở đây.”

Tính đến nay, mọi thứ có vẻ như đang tiến triển thuận lợi với nhu cầu bùng nổ một cách nhanh chóng. PDD đã chuyển sang một văn phòng rộng rãi ở Thượng Hải với mong muốn nâng tổng số nhân viên lên 1000. PDD nay đã là công ty thương mại điện tử tư nhân (chưa lên sàn) lớn nhất Trung Quốc tính theo mức doanh số và theo chỉ theo sau Vipshop Holding, JD.com và Alibaba trên thị trường thường mại điện tử.


Huang tại văn phòng PDD tại Thượng Hải

Huang tại văn phòng PDD tại Thượng Hải

Mô hình Groupon đã suy thoái ở nhiều nơi, bao gồm cả Mỹ, nhưng Huang vẫn không gặp nhiều trở ngại trong việc gọi vốn đầu tư vào năm 2015. Zhen Zhang đến từ Banyan Capital, đơn vị dẫn đầu vòng rót vốn đầu tiên cho biết ông bị thuyết phục bởi mô hình mà Huang đưa ra. “Cậu ấy biết tận dụng tâm lý thích giảm giá và chia sẻ với bạn bè của người mua hàng.”

Đào luyện từ Google

Huang lớn lên tại Hàng Châu, cũng là quê hương của gã khổng lồ ecommerce Alibaba. Cha của Huang chưa học hết cấp hai và từng cùng mẹ anh làm việc tại một nhà máy trong vùng.

Colin Huang từ nhỏ là một cậu bé thông minh, ở tuổi 12 đã vào được trường Ngoại ngữ Hàng Châu có tiếng trong vùng. Ngôi trường cấp hai này đã mở ra thế giới mới đối với Huang.

Cậu tiếp tục theo học tại Đại học Chiết Giang và học tiếp Thạc sỹ tại ĐH Wisconsin, Mỹ. Một điều mà Huang học được trong quá trình đi học là sự chênh lệch về mức lương chi trả cho thực tập sinh Microsoft tại Trung Quốc và Mỹ: Trong khi Microsoft Bắc Kinh chỉ trả 900 USD/tháng, Microsoft tại Mỹ trả tới 6000 USD.

Khi chuẩn bị tốt nghiệp vào năm 2004, Huang đứng trước hai lựa chọn: vào làm tại Microsoft, công ty sở hữu hệ điều hành Windows và bộ sản phẩm Office phổ biến hay gia nhập Google, hãng công cụ tìm kiếm mới nổi còn chưa IPO. Giữa hai ngã rẽ, Huang chọn Google chính vì sự “thiếu chắc chắn”.

Tất nhiên Google đã tăng trưởng rất nhanh những năm sau đó. Huang chỉ là một nhân viên nắm giữ lượng cổ phần nhỏ nhưng sau khi công ty IPO, tài sản của anh đã lên đến vài triệu USD. Anh cũng trực tiếp tham gia vào việc xây dựng công cụ tìm kiếm hiện nay, khi Google còn đang nghiên cứu các thuật toán trả lời câu hỏi của người dùng.

Năm 2006, anh quay về Trung Quốc khi Google bắt đầu muốn tiến vào thị trường này giữa sự kiểm duyệt khắt khe từ chính phủ sở tại cũng như sự kìm kẹp của đối thủ Baidu. Huang cảm thấy mệt mỏi với việc liên tục bay qua bay lại giữa Trung Quốc và Thung lũng Silicon – nơi anh thuyết trình lại cả những vấn đề nhỏ nhất cho hai nhà sáng lập Google Sergey Brin và Larry Page. Anh quyết định nghỉ việc sau một lần phải bay về tận Mỹ để trình bày về quyết định thay đổi màu chữ và kích thước các ký tự tiếng Hoa xuất hiện trong kết quả tìm kiếm. Huang rời đi, bỏ lại số cổ phần của mình tại công ty.

Anh thành lập công ty riêng đầu tiên vào năm 2007, một site thương mại điện tử có tên Ouku.com chuyên bán hàng điện tử tiêu dùng. Doanh thu vẫn tăng, nhưng anh nhận ra Ouku.com cũng chỉ như hàng ngàn site bán hàng vô danh khác nên quyết định rao bán lại vào 2010.

Với các công ty tiếp theo, chàng cựu nhân viên Google gặt hái được nhiều thành công hơn. Đầu tiên là Leqi, công cụ giúp các doanh nghiệp tiếp thị dịch vụ của mình lên các site như Taobao hay JD.com. Startup thứ ba là một công ty game nhập vai trên WeChat. Hai startup này đã giúp Huang hoàn toàn tự do về tài chính.

Khi game song kiếm cùng e-commerce

Có một khoảng thời gian Huang đột ngột mắc chứng viêm tai và mất ngủ. Anh ngừng làm việc và quyết định nghỉ hưu sớm khi mới vừa 33 tuổi. “Ở nhà vài tháng tôi bắt đầu sinh lười”, anh chia sẻ. “Chính vì vậy mà tôi quyết định dành nhiều thời gian suy nghĩ về những thứ mình nên làm tiếp theo.” Anh thậm chí còn nghĩ đến việc quay lại Mỹ thành lập một quỹ đầu tư.

Ý tưởng về PDD chợt đến khi quan sát hai công ty Internet hàng đầu Trung Quốc – Alibaba và Tencent với hai lĩnh vực thống trị là ecommerce và game. Huang cho rằng là cả hai đều thành công nhưng lại không hề hiểu và hợp tác được với nhau.

Tuy nhiên, Huang và các đồng sự lại biết cách mang hai gã khổng lồ này đến với nhau. Anh huy động được 8 triệu USD từ một nhóm nhà đầu tư chỉ vài tháng sau đó.

Hầu hết người dùng sử dụng app PDD từ WeChat. Họ chỉ cần lựa chọn các hạng mục như đồ ăn, quần áo, đồ gia dụng,… rồi lướt xem các món đồ có sẵn. App PDD thú vị như một tựa game với hình ảnh sặc sỡ và những deal mua giá hời có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Các deal thay đổi liên tục hàng ngày và luôn được chiết khấu nếu mua theo nhóm. Và vì đang ở sẵn trên WeChat nên bạn có thể dễ dàng nhắn tin rủ rê bạn bè cùng mua.

Một chiếc áo mua đơn có giá 48 NDT sẽ chỉ còn 29.8 NDT khi mua chung với một người bạn chính là một trong số nhiều món hời kích thích người dùng. Khi lượng người dùng bắt đầu tăng, PDD huy động được 100 triệu USD để tiếp tục bành trướng. Hiện nay, công ty chỉ đứng sau Vipshop, một startup chuyên cung cấp các đợt flash sale từng niêm yết sàn Mỹ với giá trị vốn hóa 8 tỷ USD. Huang tự tin cho rằng PDD có thể vượt mặt Vipshop chỉ trong khoảng 12-18 tháng tới.

Huang côi PDD là một phương thức tạo ra trải nghiệm mua hàng tuyệt vời hơn cho cả bên mua lẫn bên bán. Khách hàng có thể hỏi han ý kiến bạn bè về các sản phẩm họ đang quan tâm. Các nhà sản xuất cũng có thể lượn qua các hội nhóm người mua để tìm hiểu về nhu cầu cũng như cách thức đáp ứng họ.

Blue Moon, hãng sản xuất dụng cụ giặt là lớn nhất Trung Quốc cũng chứng kiến doanh số tăng mạnh kể từ khi bán trên PDD. Hiện tại, doanh số mua trên PDD đã chiếm 10% tổng doanh thu, ngang mức kiếm được từ JD.com. Xu Hongyuan, quản lý của Blue Moon dự đoán rằng con số này sẽ tăng lên ngưỡng 15% vào cuối năm nay với nhiều đợt khuyến mại lớn.

Tuy vậy, vẫn chưa rõ hiện Huang đã có kế hoạch nào khắc phục những vấn đề phát sinh từ chăm sóc khách hàng hay chưa. Trong năm ngoái, PDD đã nhận được lượng phàn nàn trên website của Trung tâm Nghiên cứu Ecommerce Trung Quốc nhiều hơn cả Taobao và Tmall cộng lại. Cao Lei, giám đốc Trung tâm này cho hay: “Họ chú tâm quá mức vào tăng trưởng nóng nên cơ chế quản lý lại có phần lỏng lẻo.”

Tại văn phòng PDD, nơi chất hàng núi đồ đổi trả do nghi vấn hàng nhái, các nhân viên phải thu thập lại bằng chứng để trao lại cho người bán.

Gần đây, PDD đã thực hiện nhiều nỗ lực chống hàng nhái trà trộn và nhận được không ít phản ứng tức giận từ các bên bán. “Họ thậm chí còn cho người đến văn phòng chúng tôi vào nửa đêm để đe dọa nhân viên, thậm chí bám theo nhân viên của chúng tôi về tận nhà để đe dọa vợ con họ. Chúng tôi bây giờ còn phải thuê nhiều vệ sỹ đứng gác cửa công ty” – anh chia sẻ.

Dù có thế nào thì những nhà đầu tư hậu thuẫn PDD vẫn hết sức lạc quan về tương lai công ty. Họ cho rằng với một startup đang tăng trưởng nóng như PDD, khả năng điều hành của Huang như vậy đã là rất tuyệt vời. Hướng tiếp cận từ Facebook cũng thực sự thông minh để chạm được tới người dùng.

Tin Khác

Trang 1 / 42
Order đặt hàng taobao Order đặt hàng alibaba Order đặt hàng tmall Order đặt hàng quảng châu Mua hàng trung quốc Nạp tiền alipay www.ordertaobao168.com aliexpress
Go Top