• Khuyến mãi black friday và 12-12
  • Order hàng quảng châu giá rẻ
  • Order hang taobao, order taobao
  • Vận chuyển hàng hóa 2 chiều Trung Quốc - Việt Nam
  • Mua hàng từ trung quốc taobao, 1688, JD, Tmall

Tencent và Alibaba là những nhà đầu tư quyền lực nhất Trung Quốc?

Rất ít người có thể nói không với Tencent hay Alibaba Group. Hai tập đoàn công nghệ Trung Quốc có quyền tiếp cận với nguồn vốn rẻ hơn và trữ lượng tiền mặt lớn hơn bất kỳ người chơi nào khác ở Trung Quốc nhờ vào giá cổ phiếu tăng vọt và mức vốn hóa thị trường khoảng 400 tỷ USD mỗi công ty. 

Tại sao Tencent và Alibaba là những nhà đầu tư quyền lực nhất Trung Quốc?

Tại sao Tencent và Alibaba là những nhà đầu tư quyền lực nhất Trung Quốc?

Mặc dù 2 công ty này từng hoạt động trong các lĩnh vực riêng biệt, Tencent thống trị truyền thông xã hội và trò chơi, và Alibaba chiếm lĩnh thị trường thương mại điện tử nhưng họ đang ngày càng cạnh tranh với nhau cho những cơ hội đầu tư. Kết quả là sự cạnh tranh điên cuồng giữa hai công ty giàu nhất và phát triển nhanh nhất thế giới nhằm thống trị các mảng kinh doanh thống trị trải dài từ trí tuệ nhân tạo (AI) tới nội dung Hollywood, từ phân phối thực phẩm đến các công ty kinh doanh dịch vụ tài chính dựa trên nền tảng công nghệ, và từ nghiên cứu về bộ gen đến nhận dạng giọng nói. Trên thực tế, họ đang chuyển mình từ các công ty công nghệ thành các công ty đầu tư khổng lồ.

Cả hai công ty này đã chi hàng tỉ đô la cho các vụ mua lại trong những năm gần đây, với Alibaba chi 4,7 tỉ USD mua công ty trình duyệt UCWeb của Trung Quốc vào năm 2014 và Tencent chi 8,6 tỷ USD mua Supercell, nhà sản xuất trò chơi điện tử của Phần Lan hồi năm ngoái. Đằng sau những giao dịch gây chú ý này, cả hai công ty đang thực hiện các giao dịch nhỏ hơn gần như liên tục. Alibaba đã chi hơn 1,72 tỷ USD mua lại ít nhất 50 công ty khởi nghiệp và các doanh nghiệp nhỏ kể từ năm 2013, theo dữ liệu Dealogic. Tencent đã chi ít nhất 780 triệu USD trong cùng kỳ.

Đôi khi Tencent và Alibaba đầu tư vào cùng một thỏa thuận. Nhưng thường thì họ là những đối thủ gay gắt của nhau. Và khi họ cạnh tranh trên toàn bộ lĩnh vực kinh doanh, họ đang định hình sự sáng tạo ở Trung Quốc - thường xác định ai sẽ thành công và ai không.

Quyền lực thị trường đó và nền văn hóa người thắng lấy hết của lĩnh vực đầu tư công nghệ ở Trung Quốc có thể tốt cho các cổ đông của Alibaba và Tencent, nhưng đó là tin xấu đối với các công ty đầu tư khác.

Sự thống trị của Alibaba và Tencent có thể mang đến những hậu quả rộng lớn hơn. Các nhà phê bình cho rằng sức mạnh độc quyền của họ sẽ gây hại cho sự sáng tạo và cạnh tranh ở Trung Quốc. "Sự thống trị của họ đã trở thành một trở ngại rất lớn và không hề tốt”, Kai Fang, giám đốc điều hành của China Renaissance, một ngân hàng thương mại chuyên về các giao dịch công nghệ có trụ sở ở Trung Quốc cho biết.

Trên mức độ vĩ mô, hai công ty khổng lồ này. Cùng với Baidu, một công ty khổng lồ về dịch vụ tìm kiếm, tạo thành bộ ba internet của Trung Quốc được gọi chung là "BAT" đã thay đổi cuộc sống của hàng trăm triệu người ở Trung Quốc. Họ đã tạo ra hàng trăm nghìn việc làm, thu hẹp cách giữa người giàu và người nghèo, giữa thành thị và nông thôn ở Trung Quốc. Khi Jack Ma Yun, nhà sáng lập uy tín của Alibaba, nói về tỷ lệ trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu mà Alibaba sẽ nắm giữ trong những năm tới (tương đương với Đức, ông nói), đó không chỉ là những lời ba hoa trống rỗng.

Hơn nữa, cả Jack Ma và người sáng lập Tencent Pony Ma Huateng đều có sự kiểm soát quyền lực mềm của Trung Quốc mạnh hơn cả các phương tiện truyền thông của chính phủ như tờ Nhân dân Nhật báo hay Truyền hình Trung ương Trung Quốc. Chỉ riêng Bắc Kinh mới quyền lực hơn Alibaba và Tencent.

"Tencent và Alibaba đã trở nên quá độc quyền, họ là Microsoft nhân 10", một nhà đầu tư cho biết. "Đó là bởi vì các nhà quản lý không hiểu được văn hóa người thắng lấy hết”.

Tin Khác

Trang 1 / 42
Order đặt hàng taobao Order đặt hàng alibaba Order đặt hàng tmall Order đặt hàng quảng châu Mua hàng trung quốc Nạp tiền alipay www.ordertaobao168.com aliexpress
Go Top