• Khuyến mãi black friday và 12-12
  • Order hàng quảng châu giá rẻ
  • Order hang taobao, order taobao
  • Vận chuyển hàng hóa 2 chiều Trung Quốc - Việt Nam
  • Mua hàng từ trung quốc taobao, 1688, JD, Tmall

Biểu tượng Alibaba và giấc mơ Trung Quốc?

Jack Ma vừa chính thức trở thành tỷ phú giàu nhất Châu Á, thậm chí soán ngôi cả Jeff Bezos ông chủ của Amazon. Người Trung Quốc tự hào và hãnh diện về đế chế điện tử đánh bại được cả Google lẫn Yahoo của mình và coi đây như một biểu tượng mới. Nhưng sự thực có là như thế?

Những ngày này, khi mà cả thế giới đã trở nên quá chán ngán với những viễn cảnh kinh tế u ám ở EU hay thậm chí là ở Mỹ, thì những câu chuyện về sự thành đạt của những tỷ phú luôn là món ăn ưa thích của người dân trên toàn cầu. 
Vì thế, không có gì lạ khi tâm điểm của sự chú ý trong suốt tuần qua được tập trung về Jack Ma, người vừa chính thức trở thành tỷ phú giàu nhất Châu Á, thậm chí soán ngôi cả Jeff Bezos ông chủ của Amazon. Người Trung Quốc tự hào và hãnh diện về đế chế điện tử đánh bại được cả Google lẫn Yahoo của mình và coi đây như một biểu tượng mới. Nhưng sự thực có là như thế?

 

Đề cập đến Alibaba và sự phát triển vượt bậc của tập đoàn điện tử bán lẻ khổng lồ này, hầu hết giới phân tích đều cho rằng đây là biểu tượng cho sự phát triển thần kỳ của kinh tế Trung Quốc trong ba thập kỷ mở cửa. Jack Ma, từ một giáo viên tiếng Anh nghèo với mức thu nhập 20 USD mỗi tháng đã vươn lên đánh đổ cả những ông trùm tiếng tăm từ lâu trên thế giới như Google và Yahoo
Bản thân Jack Ma cũng vượt qua ông trùm Bezos của Amazon trên bảng xếp hạng các tỷ phú có mức tài sản lớn nhất thế giới. Nếu như hầu hết các nỗ lực cạnh tranh trong lĩnh vực công nghệ cao của các doanh nghiệp Trung Quốc đều thất bại, thì thành công rực rỡ của Alibaba lại là một ngoại lệ đặc biệt.

 

Những hào quang chói lòa ấy khiến cho hầu hết những người quan tâm đến đế chế thương mại điện tử này bị lóa mắt, thậm chí còn được Bắc Kinh lấy làm biểu tượng cho một miền đất hứa ở Trung Quốc về phát triển kinh tế giống như ở Mỹ cách đây vài thập niên khi các tỷ phú giàu lên từ hai bàn tay trắng và chỉ dựa vào trí thông minh của mình. Có người đã so sánh Alibaba với Microsoft hay Apple để làm dẫn chứng cho việc kinh tế Trung Quốc hiện nay đang đạt trạng thái năng động và tự do đáng kể, đủ để các tài năng trẻ có thể tạo lập sự nghiệp bằng khả năng của mình.

 

Nhưng thực tế có vẻ như đang không giống như những lời hoa mỹ ấy. Theo dõi những động thái gần đây trong mối quan hệ giữa Alibaba và Bắc Kinh, người ta sẽ cảm thấy không ít lạ lùng. Vốn được coi là biểu tượng cho sự thành công ở Trung Quốc, Alibaba luôn được giới chức Trung Quốc cưng chiều hơn bao giờ hết trên các phương tiện thông tin truyền thông, nhưng Bắc Kinh đã khiến không ít người ngỡ ngàng khi đưa ra những chỉ trích không nương tay với đứa con cưng của mình. 
Theo đó, bản báo cáo mới nhất của ủy ban thương mại và công nghiệp nước này công khai chỉ đích danh Alibaba đang hậu thuẫn cho nạn buôn hàng giả và hối lộ. Bản báo cáo này còn thẳng thừng tuyên bố Alibaba đang bị khủng hoảng niềm tin.

 

Nếu lật lại lịch sử của đế chế thương mại điện tử với cái tên có nguồn gốc từ câu chuyện nổi tiếng - Alibaba và 40 tên cướp – này, chúng ta sẽ thấy sự lớn mạnh vượt bậc của nó luôn có liên hệ mật thiết với chính phủ Trung Quốc. Cả thế giới đều biết Alibaba đã đánh bật cả Google và Yahoo ra khỏi Trung Quốc, nắm trọn thị phần của thị trường 1,3 tỷ dân này làm tiền đề trở thành một đế chế thương mại điện tử như hiện nay. 
Nhưng hiếm người biết sở dĩ như thế là vì những rào cản pháp lý mà Bắc Kinh giăng ra để hạn chế tầm hoạt động của hai gã khổng lồ công nghệ trên, thậm chí ép cả Google lẫn Yahoo phải rời khỏi thị trường Trung Quốc. Nhờ đó, mà một công ty mới thành lập và chưa có nhiều tiềm lực cả về công nghệ lẫn vốn liếng như Alibaba mới có thể thâu tóm toàn bộ thị trường Trung Quốc một cách êm thấm và nhanh chóng đến vậy.

 

Thành công của Alibaba, vì thế theo một số chuyên gia đánh giá cũng nằm trong trường hợp các tập đoàn lớn nhất của nước này như ngân hàng Trung Quốc hay ngân hàng nông nghiệp Trung Quốc, đều có sự hậu thuẫn lớn từ phía nhà nước. Khác biệt duy nhất là Alibaba là doanh nghiệp tư nhân, trong khi các tập đoàn khác là doanh nghiệp nhà nước. Nhưng sự khác biệt này theo đánh giá cũng không có nhiều ý nghĩa, khi đều chịu sự chi phối mạnh của chính phủ Trung Quốc. 
Ở Trung Quốc hiện nay, các lĩnh vực mũi nhọn như tài chính hay thương mại, trong đó có thương mại điện tử, đều nằm trong tay chính phủ. Bắc Kinh dễ dàng gây sức ép lên các tập đoàn tư nhân bằng cách ban hành các hạn chế về quyền kinh doanh hoặc hàng loạt các trở ngại khác.

 

Đặc biệt trong số đó là những hệ lụy từ cuộc tranh giành về chính trị đang diễn ra ở Trung Quốc. Chưa bao giờ các tập đoàn ở nước này lại dễ bị đe dọa hơn thời điểm hiện tại, khi một vụ chống tham nhũng cũng có thể khiến cả một tập đoàn lớn sụp đổ. Điển hình mới nhất là tập đoàn bất động sản Kaisa đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ do cáo buộc các hợp đồng đất đai mà tập đoàn này có được là do hối lộ các quan chức của Thâm Quyến và đang bị đình chỉ để điều tra. 
Vụ việc này đã gây ảnh hưởng lớn đến thị trường nhà đất ở Trung Quốc khi nguy cơ Kaisa vỡ nợ đang khiến các nhà đầu tư tìm cách bán tháo các căn hộ một cách ồ ạt để tránh bị liên lụy. Alibaba cũng đang trong tình thế tương tự, khi sự giàu lên quá nhanh của Jack Ma đang gây ra nhiều hệ lụy đáng ngại. 
Trong cuộc trả lời phỏng vấn ở Davos, Jack Ma đã nói rằng ông không hạnh phúc trong ba tháng qua khi có quá nhiều người nhắc đến chuyện ông là người giàu nhất Trung Quốc. Ở Trung Quốc, việc quá nổi bật về tài sản dễ trở thành đích nhắm cho các rắc rối về mặt chính trị. Biểu tượng về sự thành đạt và môi trường kinh doanh ở Trung Quốc của Alibaba vì thế cũng đang trở thành biểu tượng về sự phức tạp và đầy cạm bẫy ngầm trong nền kinh tế chính trị của nước này.

 

Nhàn Đàm (theo Bloomberg)

Tin Khác

Trang 1 / 42
Order đặt hàng taobao Order đặt hàng alibaba Order đặt hàng tmall Order đặt hàng quảng châu Mua hàng trung quốc Nạp tiền alipay www.ordertaobao168.com aliexpress
Go Top