• Khuyến mãi black friday và 12-12
  • Order hàng quảng châu giá rẻ
  • Order hang taobao, order taobao
  • Vận chuyển hàng hóa 2 chiều Trung Quốc - Việt Nam
  • Mua hàng từ trung quốc taobao, 1688, JD, Tmall

Bất ổn kinh tế thế giới 2014 - Nguyên nhân do đâu?

Kinh tế Mỹ đang tăng trưởng mạnh còn Trung Quốc thì lại đang suy giảm tăng trưởng, đánh dấu xu hướng trao đổi vai trò sau cuộc khủng hoảng tài chính. Kết quả cho điều này là giá dầu sụt giảm do Mỹ tăng lượng khai thác còn Trung Quốc giảm nhu cầu tiêu thụ, nguồn vốn đang thoát khỏi các thị trường mới nổi, đồng USD tăng giá và sự suy giảm ảnh hưởng của khối BRIC (Brazil, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ).

Những thị trường bị ảnh hưởng nặng nề nhất là các nước sản xuất hàng hóa chính và các thị trường mới nổi, trong đó nước Nga của Tổng thống Vladimir Putin là bị thiệt hại nặng nhất. Nền kinh tế Nga đang hướng đến tình trạng suy thoái do sự giảm giá dầu thô và đồng Rúp mất giá làm trầm trọng thêm ảnh hưởng của những biện pháp trừng phạt kinh tế, bắt nguồn từ động thái quyết liệt của ông Putin tại Ucraina.

chine_2905141_nqgu.jpg

Theo chuyên gia kinh tế trưởng Lena Komileva tại G Plus Economics Ltd, sự thay đổi vai trò trong nền kinh tế thế giới cho thấy sự tiềm tàng của những hậu quả ngoài ý muốn và những căng thăng không lường trước được. Những yếu kèm của các thị trường mới nổi, dẫn dắt bởi cuộc khủng hoảng tại Nga, có thể thúc đẩy tâm lý đầu tư an toàn trên thị trường.

Việc Mỹ ngày càng tăng trưởng còn Trung Quốc đang chậm lại đã giải tỏa những lo ngại của các nhà hoạch định chính sách vốn quan tâm đến tình hình trì trệ của Mỹ và sự tăng trưởng nóng của Trung Quốc trong thời kỳ hậu suy thoái kinh tế năm 2009. Những lo lắng của các nhà hoạch định chính sách này đã không xảy ra khi Trung Quốc đang trong quá trình tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 1990 do sự suy giảm tiếp tục trong đầu tư bất động sản và nhiều nhà máy buộc phải đóng cửa.

Theo khảo sát của hãng tin Bloomberg với các chuyên gia kinh tế, Mỹ đang tăng tốc trong tăng trưởng kinh tế với tốc độ tăng trưởng tăng thêm 2,9% trong năm 2015, mức tăng nhanh nhất trong thập kỷ, với sự gia tăng việc làm và giá xăng giảm đã kích thích nhu cầu tiêu dùng. Hiện tại, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) ngày càng có dấu hiệu nâng lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2006.

thamquyen_1402895409.jpg

Nguyên nhân sâu xa

Theo chuyên gia chiến lược tiền tệ Ulrich Leuchtmann của Commerzbank AG, nguyên nhân sau xa của tất cả những tình hình trên là do triển vọng bình thường hóa chính sách tiền tệ của Mỹ, tỷ lệ lãi suất cao của Mỹ sẽ làm giảm hấp dẫn từ những tài sản rủi ro.

Một cuộc khảo sát hàng tháng của ngân hàng Bank of America Merrill Lynch cho biết các nhà quản lý quỹ ngày càng ưa thích đồng USD và tiền mặt hơn là những tài sản rủi ro và các hàng hóa chính.

Bằng chứng rõ ràng nhất là giá dầu giảm, với mức sụt giảm 45% trong năm nay do nhu cầu dầu yếu tại thị trường Trung Quốc và lượng cung mạnh từ khai thác dầu đá phiến Mỹ. Theo Cục Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), sản lượng khai thác dầu Mỹ đã lên 9,12 triệu thùng/ngày, mức khai thác tính theo tuần cao nhất kể từ năm 1983.

Kích thích tiêu dùng

Các chuyên gia kinh tế cho rằng việc chuyển đổi dòng tiền từ các nhà sản xuất năng lượng đến người tiêu dùng là đủ để thúc đẩy kinh tế thế giới. Ngân hàng Berenberg Bank ước tính giá dầu hiện tại có thể thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng lên 1,5% GDP trên các nền kinh tế lớn trong 4-6 quý tới.

Tuy nhiên, những kết quả kinh tế trên các thị trường thế giới là không đồng đều. Theo nghiên cứu của Oxford Economics Ltd trên 44 quốc gia thì Nga, Ả Rập Xê Út, Na Uy, Italy và Hà Lan là những nước thiệt hại nặng nề nhất từ việc giá dầu giảm trong khi những nước được lợi nhất là Philipine, Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia.

Dòng tiền đang chảy trở lại Mỹ do những dự đoán nâng lãi suất. Đồng USD đã tăng 9% trên thị trường tiền tệ năm nay.

Chuyên gia John Chatfeild-Roberts của Jupiter Asset Management Ltd cho biết việc đồng USD tăng giá khiến các thị trường mới nổi yếu đi. Khi đồng USD tăng giá so với đồng nội tệ, những khoản nợ quốc tế kèm tiền lãi đã tạo gánh nặng cho các thị trường mới nổi và “tất nhiên là tạo sự đau đớn cho nền tài chính”.

Nợ bằng đồng USD

Ngân hàng Bank for International Settlements (BIS) đã cảnh báo về các chi phí tiềm năng cho một đồng USD tăng giá. Ngân hàng này cũng lưu ý rằng các ngân hàng quốc tế đã cho vay 3,1 nghìn tỷ USD đối với các công ty ngoài ngành tài chính tại các thị trường mới nổi, chủ yếu bằng đồng USD, và các thị trường này cũng đã phát hành 2,6 nghìn tỷ USD trái phiếu bằng ngoại tệ.

Chuyên gia kinh tế Jason Daw của Societe Generale SA nhận định những đồng tiền của Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ và Mexico là dễ bị tổn thương nhất khi đồng USD tăng giá, còn đồng tiền của Nam Phi, Hungary, Trung Quốc và Chile cũng cần được theo dõi chặt chẽ.

Trong khi đồng USD tăng cao có thể giúp đẩy lùi tình trạng lạm phát thấp trên thế giới bằng cách thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Mỹ đang có nhu cầu tiêu thụ cao, thì điều này cũng có thể có vấn đề nếu Nhật Bản mất kiểm soát đối với đồng Yên, đồng Euro mất giá làm gia tăng lo lắng về sự tan vỡ cho chính sách đồng tiền chung hoặc việc Trung Quốc cố gắng để giảm giá đồng Nhân dân tệ.

Suy giảm tăng trưởng tại Trung Quốc cũng đang đe dọa vị thế của nước này trên thế giới khi thị trường mới nổi này biến đổi, từ một nền kinh tế mạnh trong 1 thập kỷ qua, thành thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới về điện thoại và các hàng hóa chính như đồng và dầu.

Các nhà cung cấp cho Trung Quốc

Theo báo cáo của chuyên gia kinh tế Craig Botham tại Schroder Investment Management Ltd, các nước như Hàn Quốc, Malaysia, Việt Nam, Thái Lan và Chile là những nước xuất khẩu nhiều nhất sang Trung Quốc và đóng góp một phần quan trọng cho GDP của các quốc gia này.

Mặt khác, việc đồng USD tăng giá, dầu giảm giá và sự thoái vốn khỏi thị trường đang đe dọa nghiêm trọng đến Nga, nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, vốn đang chìm vào sự suy thoái kể từ khi Putin sát nhập bán đảo Crimea cách đây 9 tháng. Do giá dầu giảm mạnh nên đồng Rúp đã mất gần 1/5 giá trị so với đồng USD trong ngày 16/12 bất chấp việc ngân hàng trung ương bất ngờ tăng lãi suất.

Sự thoái vốn tại các thị trường mới nổi làm liên tưởng đến năm 1998 khi sự sụp đổ của các nền kinh tế đang phát triển diễn ra hàng loạt trước khi FED cắt giảm lãi suất. Tuy nhiên, hiện nay thì các thị trường mới nổi có hệ thống tiền tệ linh hoạt hơn và dự trữ ngoại hối cũng nhiều hơn.

Theo Thống đốc Mark Carney của Ngân hàng Trung ương Anh (BoE), có một số dấu hiệu cho thấy sự điều chỉnh tại các thị trường mới nổi sẽ tác động lại các thị trường phát triển truyền thống, làm gia tăng chi phí bảo hiểm rủi ro và thách thức các hệ thống tài chính, gây ảnh hưởng tới sự ổn định tài chính và tăng trưởng.

Những nghi ngờ về BRIC

Theo nhà sáng lập Stephen Jen của SLJ Macro Partners LLP, mối quan hệ khăng khít giữa các nước BRIC đã chấm dứt khi các chuyên gia kinh tế đánh giá tính trạng suy giảm tăng trưởng kinh tế mạnh nhất từ năm 2009 của các nước này trong năm tới.

Ngoài ra, Venezuela đang là đối tượng cho các nhà đầu cơ, còn đồng Rupiah của Indonesia đang ở mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á. Bên cạnh đó là những bất ổn chính trị từ Arghentina cho đến Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong tuần trước, các nhà đầu tư đã thoái vốn 2,5 nghìn tỷ USD khỏi các quỹ giao dịch tại Mỹ vốn chuyên đầu tư cổ phiếu và trái phiếu tại các thị trường mới nổi, mức thoái vốn mạnh nhất kể từ tháng 1/2014. Một chỉ số theo dõi đồng tiền của 20 thị trường mới nổi cũng giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 1 thập kỷ qua.

Theo nhà sáng lập Jen, tình hình các thị trường mới nổi có thể sẽ là chủ đề chính trong năm 2015 và đây là nguy cơ rủi ro mà hầu hết các nhà đầu tư đều đang bỏ qua.

Theo Bloomberg

Tin Khác

Trang 1 / 42
Order đặt hàng taobao Order đặt hàng alibaba Order đặt hàng tmall Order đặt hàng quảng châu Mua hàng trung quốc Nạp tiền alipay www.ordertaobao168.com aliexpress
Go Top