• Khuyến mãi black friday và 12-12
  • Order hàng quảng châu giá rẻ
  • Order hang taobao, order taobao
  • Vận chuyển hàng hóa 2 chiều Trung Quốc - Việt Nam
  • Mua hàng từ trung quốc taobao, 1688, JD, Tmall

Alibaba và Tencent: Cuộc chiến 10 tỷ USD ngành bán lẻ

Hai gã khổng lồ công nghệ có tổng vốn hóa 1.000 tỷ USD, Alibaba và Tencent, đang tăng cường đầu tư vào ngành bán lẻ, buộc các thương gia khác phải lựa chọn một trong hai trong cuộc chiến tranh giành thị phần ví điện tử của người mua sắm.

Kể từ đầu năm 2017, hai công ty đã chi hơn 10 tỷ USD cho các thương vụ trong mảng bán lẻ, tăng cường tiếp cận các hàng bán lẻ truyền thống và trực tuyến.

Với sự hậu thuẫn từ lượng tiền mặt dồi dào và giá cổ phiếu tăng cao, Alibaba và Tencent đang lao vào một cuộc chiến tranh giành người tiêu dùng và nhà khai thác cửa hàng cho các dịch vụ thanh toán, hậu cần, phương tiện truyền thông xã hội và các dịch vụ dữ liệu lớn của 2 công ty này.

Kết quả là: ngày càng ít nhà bán lẻ có thể trụ vững mà không có liên kết với Tencent hoặc Alibaba.

Alibaba và Tencent: Cuộc chiến 10 tỷ USD ngành bán lẻ - Ảnh 1.

Ma Huateng, CEO Tencent

Jason Yu, CEO của công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel ở Thượng Hải cho hay: "Tất cả các nhà bán lẻ truyền thống đều rất lo lắng và họ phải chọn giữa một trong hai gã khổng lồ này. Nếu không họ có thể bị ăn tươi nuốt sống trong tương lai”.

Alibaba là công ty thương mại điện tử hàng đầu của Trung Quốc và Ant Financial, một công ty con của Alibaba, đang dẫn đầu về thanh toán di động.

Điểm mạnh của Tencent nằm ở phương tiện truyền thông xã hội, thanh toán số và chơi game. Tencent cũng sở hữu cổ phần đa số tại công ty bán lẻ trực tuyến lớn thứ hai Trung Quốc, JD.Com.

Tencent và JD.com đang từng bước gia tăng thêm đồng minh của mình. Gần đây chuỗi cửa hàng tạp hoá Pháp Carrefour SA công bố việc nhận một khoản đầu tư tiềm năng từ Tencent. Gã khổng lồ bán lẻ Mỹ Walmart cũng ngắm giữ cổ phần trong JD.com.

Tencent cũng mua cổ phần của công ty Yonghui Superstores, nhà bán lẻ quần áo Vipshop và Heilan Home, nhà điều hành trung tâm thương mại Wanda Commercial, và hợp tác chiến lược với Bubugao trong tháng 2 này.

Alibaba và Tencent: Cuộc chiến 10 tỷ USD ngành bán lẻ - Ảnh 2.

Jack Ma, Chủ tịch Alibaba

Trong khi đó, Alibaba đã tăng cường đầu tư vào tập đoàn Suning, Intime Retail, Sanjiang Shopping Club, Lianhua Supermarket, Wanda Film và Easyhome, một công ty gần giống với IKEA.

Mục tiêu chính của cuộc chiến là nhắm đến thị trường thanh toán di động của Trung Quốc gần 13 tỷ USD, nơi Alibaba và Tencent đang cạnh tranh trực tiếp.

Ant điều hành nền tảng thanh toán di động hàng đầu của Trung Quốc, Alipay. Trong khi đó, hệ thống thanh toán của Tencent trên ứng dụng chat Weixin (tên gọi ở Trung Quốc của ứng dụng WeChat) phổ biến đang có những bước tiến nhanh chóng. Cả hai công ty cũng đang đẩy mạnh điện toán đám mây và dữ liệu.

Yu cho biết: "Tôi nghĩ vì thanh toán là một phần rất quan trọng của ngành bán lẻ. Các cửa hàng truyền thống ở Trung Quốc chiếm khoảng 85% doanh số bán lẻ, tạo ra một nguồn thu hút lớn cho những người khổng lồ công nghệ”.

Ông Yu nói thêm: "Đó là cái nồi mà Alibaba, JD.com và thậm chí cả Tencent muốn giành phần. Họ tìm đến thị trường bán lẻ như là nguồn tăng trưởng trong tương lai".

Đổi lại, các cửa hàng truyền thống có thể thâm nhập vào các hệ thống thanh toán, mạng lưới logistics và các dịch vụ khác - chưa kể đến dữ liệu người tiêu dùng mà các công ty công nghệ kiểm soát.

Trong tháng 2 này, Alibaba đã đầu tư 486 triệu USD vào một công ty dữ liệu lớn chuyên về bán lẻ, gã khổng lồ công nghệ nói rằng thỏa thuận này nhằm "giúp các nhà bán lẻ truyền thống thành công trong thời đại kỹ thuật số".

Tin Khác

Trang 1 / 42
Order đặt hàng taobao Order đặt hàng alibaba Order đặt hàng tmall Order đặt hàng quảng châu Mua hàng trung quốc Nạp tiền alipay www.ordertaobao168.com aliexpress
Go Top