• Khuyến mãi black friday và 12-12
  • Order hàng quảng châu giá rẻ
  • Order hang taobao, order taobao
  • Vận chuyển hàng hóa 2 chiều Trung Quốc - Việt Nam
  • Mua hàng từ trung quốc taobao, 1688, JD, Tmall

Alibaba bắt tay đối tác Việt hỗ trợ doanh nghiệp bán hàng xuyên biên giới

Fado - đối tác của Alibaba sẽ tư vấn giải pháp bán hàng, logistics, tài chính, pháp lý... cho doanh nghiệp tham gia thương mại điện tử xuyên biên giới.

Bà Nguyễn Huyền - Giám đốc công ty sản xuất nguyên liệu gia vị Đông Dương Food cho biết vào năm 2008 đã tiến hành mở tài khoản bán hàng trên Alibaba nhằm tìm kiếm đối tác mua hàng nước ngoài. Nhưng phải đến ba năm sau, công ty mới bán được đơn hàng đầu tiên.

"Chúng tôi gặp nhiều khó khăn về ngôn ngữ, không rành cách thức tiếp thị, đẩy hàng, bán hàng trên trang thương mại điện tử này", bà Huyền chia sẻ.

Những khó khăn khi giao thương trên sàn điện tử hàng đầu Trung Quốc được khá nhiều doanh nghiệp nêu ra tại sự kiện ký kết hợp tác giữa Alibaba và Fado diễn ra ngày 14/3 tại TP HCM. Đại diện một công ty sản xuất dụng cụ thiết bị golf cho biết doanh nghiệp đang ăn nên làm ra trên Alibaba, tuy nhiên chưa khai thác triệt để các công cụ quảng bá sản phẩm, thương hiệu, dẫn đến hiệu quả chưa cao như mong muốn. 

Một số doanh nghiệp khác gặp khó về phương thức thanh toán, thủ tục pháp lý, xuất nhập khẩu, logistics, cách đánh giá uy tín người mua hàng, cách xử lý tranh chấp thương mại...

Theo đại diện Fado - doanh nghiệp tiên phong trong thương mại điện tử xuyên biên giới, muốn mở gian hàng trên trang thương mại điện tử lớn nhất thế giới thì việc gặp hàng loạt vướng mắc là không thể tránh khỏi. Vì thế Alibaba đã chọn Fado làm đối tác để triển khai hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp Việt bán hàng xuất khẩu.

Bà Grace He - Quản lý kênh bán hàng từ Việt Nam của Alibaba ký hợp tác với ông Phạm Đạt - Tổng giám đốc Fado triển khai hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt.

Bà Grace He - Quản lý kênh bán hàng từ Việt Nam của Alibaba ký hợp tác với ông Phạm Đạt - Tổng giám đốc Fado triển khai hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt.

Ông Phạm Đạt - Tổng giám đốc Fado cho biết theo thống kê từ Alibaba và Fado thực hiện, dù có rất nhiều doanh nghiệp mở tài khoản trên Alibaba nhưng chỉ khoảng 2.000 doanh nghiệp Việt thực sự đầu tư cho công tác này, còn các doanh nghiệp khác chỉ dừng ở bước mở tài khoản mà không có triển khai tiếp. Con số này còn quá khiêm tốn so với tiềm năng của doanh nghiệp Việt Nam. Nguyên nhân đến từ nhiều rào cản mà các doanh nghiệp gặp phải khi tham gia vào sàn thương mại điện tử xuyên biên giới.

Nhiều nhà bán hàng nội địa chỉ mới dừng ở bước đăng tải sản phẩm lên Alibaba và bán hàng thụ động, do đó khả năng thu hút người mua chưa cao. Rào cản về ngôn ngữ, hạn chế về kiến thức bán hàng trong môi trường xuyên biên giới cũng khiến cho việc tiếp cận khách hàng, xuất khẩu hàng hóa gặp khó khăn.

Thông qua hợp tác với Alibaba, Fado sẽ tư vấn xây dựng thương hiệu, quảng cáo, tiếp thị, giải pháp logistics, thủ tục xuất nhập khẩu, giải pháp tài chính, giấy phép, tiêu chuẩn... cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam. Công ty cũng sẽ tổ chức hội thảo, lớp đào tạo kỹ năng, kiến thức xuất khẩu qua thương mại điện tử, logistics... giúp các doanh nghiệp khai thác hiệu quả hơn kênh bán hàng giàu tiềm năng này. 

Ông Phạm Đạt - Tổng giám đốc Fado

Ông Phạm Đạt - Tổng giám đốc Fado đánh giá cao khả năng khai thác thị trường thương mại điện tử của các doanh nghiệp Việt. 

Khảo sát của Alibaba và Fado cũng ghi nhận chưa có nhiều doanh nghiệp nhận ra tiềm năng khổng lồ của thương mại trực tuyến xuyên biên giới.

"Với tập hợp 260 triệu người mua hàng tại 240 quốc gia và vùng lãnh thổ, Alibaba là cầu nối giúp công ty trong nước tiếp cận thị trường quốc tế dễ dàng hơn, tăng nhận diện thương hiệu trên toàn cầu, tăng uy tín và thuận tiện thiết lập quan hệ kinh doanh với các doanh nghiệp toàn cầu", ông Đạt nói.

Ông Nguyễn Ngọc Dũng - Phó chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) lưu ý người bán hàng cần hiểu luật, xem xét kỹ lưỡng đối tác vì mình không tiếp xúc, không nhìn mặt họ, rủi ro là có. 

"Để tiến thêm một bước trong việc tiếp cận thị trường ngoại dễ dàng, nhanh chóng hơn, thì việc tham gia thương mại điện tử xuyên biên giới là việc cần phải bắt tay làm ngay", ông Dũng nói.

Đại diện VECOM cũng nhận định hợp tác giữa Alibaba và Fado mang đến nhiều lợi ích cho cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam. Thay vì trước nay tự bươn chải, nghiên cứu, quảng bá sản phẩm và xuất khẩu, với sự hỗ trợ của Fado, các nhà bán hàng Việt sẽ thêm nơi để tham vấn cách thức "đẩy hàng" thành công trên Alibaba.

"Fado là công ty giao nhận có tiếng với hệ sinh thái dịch vụ phong phú, họ đã thành công với trang mua hộ hàng Amazon cho người Việt. Họ có kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực thương mại điện tử xuyên biên giới, do đó sẽ là trợ thủ đắc lực cho các doanh nghiệp Việt khi tham gia Alibaba", ông Dũng đánh giá.

Ông Tony Yin - Giám đốc phát triển kinh doanh quốc tế từ Alibaba.com chia sẻ quyền lợi khi tham gia bán hàng trên trang thương mại điện tử lớn nhất thế giới.

Ông Tony Yin - Giám đốc phát triển kinh doanh quốc tế từ Alibaba.com chia sẻ quyền lợi khi tham gia bán hàng trên trang thương mại điện tử lớn nhất thế giới.

Ông Tony Yin - Giám đốc phát triển kinh doanh quốc tế của Alibaba cho biết, sau hợp tác với Fado, đôi bên sẽ tích cực triển khai các hoạt động hỗ trợ nhà bán hàng Việt tham gia sâu rộng hơn trên sàn thương mại điện tử. Cụ thể trong tháng 3, sẽ có loạt lớp đào tạo chuyên đề thanh toán, quảng bá, khai thác công cụ lợi ích... 

Còn ông Steven Zheng - chuyên gia thương mại điện tử từ Trung Quốc nhận xét việc tham gia sâu hơn vào các sàn thương mại điện tử quốc tế giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, thời gian và nâng cao năng lực cạnh tranh, giới thiệu nhiều sản phẩm đa dạng đến với khách hàng B2B, thúc đẩy giá trị và chất lượng hàng "made in Vietnam".

"Việt Nam đang có lợi thế rất lớn với thế mạnh xuất khẩu hàng nông sản, giày da, may mặc, nội thất... năng lực sản xuất cao và uy tín tốt trong khu vực. Nếu tận dụng được kênh bán hàng trực tuyến quốc tế, thương hiệu, hình ảnh Việt sẽ ngày càng gia tăng", chuyên gia này khẳng định.

Hội nghị Liên hiệp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) dự báo đến năm 2020, tổng giá trị thương mại điện tử xuyên biên giới đạt 994 tỷ USD, tăng gần gấp đôi lần so với năm 2017. Riêng khu vực châu Á - Thái Bình Dương đạt 476 tỷ USD. Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có mức tăng trưởng thương mại điện tử nhanh trên thế giới, với tốc độ 35% mỗi năm, gấp 2,5 lần so Nhật Bản.

Tin Khác

Trang 1 / 42
Order đặt hàng taobao Order đặt hàng alibaba Order đặt hàng tmall Order đặt hàng quảng châu Mua hàng trung quốc Nạp tiền alipay www.ordertaobao168.com aliexpress
Go Top